Leo lên độ cao ngang bằng với độ cao khi bay của máy bay thương mại — cách mực nước biển 8.848m — Đỉnh Everest chắc chắn là thử thách leo núi tột cùng.
Từ lâu, việc leo lên đỉnh núi cao nhất thế giới luôn là mục tiêu hàng đầu trong danh sách những việc phải làm trong đời của mọi nhà leo núi, nhất là những ai muốn chinh phục toàn bộ thất đỉnh (ngọn núi cao nhất trên mỗi châu lục). Tuy nhiên, không phải ai chấp nhận thử thách cũng leo lên được tới đỉnh hoặc sống sót để quay về trại căn cứ. Và không phải ai muốn cũng có cơ hội thực hiện chuyến phiêu lưu này.
Tương tự như vậy, hành trình cuộc sống có thể rất dài và đầy trắc trở, nhất là khi khách hàng của bạn muốn giảm thiểu rủi ro để đón chờ điều tốt đẹp nhất. Hành trình hướng tới cuộc sống thoải mái khi về già và bảo đảm thu nhập dài hạn cho cho những người thân yêu có thể nằm ngoài tầm với, nếu khách hàng không tích lũy đủ tài sản hoặc không có kế hoạch quản lý và bảo vệ rổ trứng của mình.
Nhà leo núi cần người dân bản địa am hiểu những chỗ thích hợp, còn khách hàng cần tư vấn viên phù hợp để hướng dẫn họ đạt được kế hoạch bảo hiểm hợp lý nhất.
Cũng giống như người dân bản địa sống trên núi Everest hướng dẫn nhà leo núi lên tới đỉnh và quay về, tư vấn viên là người hướng dẫn phòng tránh rủi ro và bảo vệ thu nhập cho khách hàng cùng gia đình. Dưới đây là chín cách mà tư vấn viên có thể giúp khách hàng tiềm năng vượt qua chặng leo núi tột cùng của họ:
1. Người leo núi cần trại căn cứ để bắt đầu hành trình leo Núi Everest, còn khách hàng tiềm năng của bảo hiểm cần điểm khởi đầu. Giới trẻ thường bắt đầu trải nghiệm bảo hiểm bằng việc mua hợp đồng bảo hiểm ô tô. Sau đó, họ sẽ bắt đầu tìm kiếm các sản phẩm khác như bảo hiểm y tế và kế hoạch đầu tư.
2. Có hai tuyến đường chính để leo lên núi Everest: sườn phía Nam ở Nepal và sườn phía Bắc ở Tây Tặng. Tương tự như vậy, có rất nhiều cách hoặc sản phẩm bảo hiểm để đáp ứng các nhu cầu phát sinh trong mọi giai đoạn trong cuộc đời khách hàng. Nếu như người leo núi cần người bản địa nắm rõ những nơi thích hợp để dựng trại và nghỉ ngơi, thì khách hàng cũng cần tư vấn viên phù hợp hướng dẫn họ để có được kế hoạch bảo hiểm thích hợp nhất.
3. Để trở thành một trong rất ít người chinh phục được đỉnh núi cao nhất thế giới, nhà leo núi phải cân nhắc những hiểm nguy liên quan và áp dụng mọi biện pháp bảo vệ cần thiết. Tương tự như vậy, tư vấn viên sẽ giúp khách hàng xác định những nguy cơ đối với cuộc sống và công việc kinh doanh của họ, cũng như tìm ra giải pháp dành riêng cho khách hàng để giảm bớt rủi ro.
4. Nhà leo núi muốn chính phục Đỉnh Everest cần không ngừng học hỏi những kỹ năng như leo với dây cố định, vách đá và vỉa tuyết dựng đứng, cũng như kỹ thuật đi trên khe nứt. Tương tự như vậy, khách hàng khi mới tham gia bảo hiểm thường mua bảo hiểm ô tô, bảo hiểm y tế và gói bảo hiểm các rủi ro cơ bản trong cuộc sống. Khi họ trưởng thành và tới những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời, nhiều nhu cầu mới phát sinh, chẳng hạn như nhu cầu bảo vệ tài sản thế chấp, lập quỹ cho con cái và mua bảo hiểm nhân thọ để bảo đảm người thân của họ sẽ được bảo vệ về mặt tài chính.
5. Cuối tháng Tư và cả tháng Năm là thời điểm thích hợp nhất để leo Núi Everest, khi mùa đông khắc nghiệt kết thúc và mùa hè ấm áp sắp tới. Mua bảo hiểm nhân thọ cũng có mùa cao điểm. Đó chính là ngày hôm qua khi khách hàng còn khỏe mạnh và có tình hình tài chính ổn định. Do vậy, càng mua bảo hiểm nhân thọ sớm, thì tâm trí khách hàng càng sớm được bình an.
6. Trước khi bắt đầu hành trình chinh phục Đỉnh Everest, người leo núi cần chuẩn bị một danh sách dài các trang thiết bị để thực hiện thành công chuyến đi này. Cũng như vậy, trước khi phê duyệt bất kỳ loại hợp đồng bảo hiểm nào, bên bán bảo hiểm phải cân nhắc một số điều kiện tiên quyết để quyết định xem có chấp nhận các rủi ro của khách hàng hay không và với chi phí bao nhiêu. Ví dụ với bảo hiểm nhân thọ, bên bán bảo hiểm sẽ xem xét kĩ lưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần của khách hàng, sự ổn định tài chính và các rủi ro liên quan tới những hoạt động hàng ngày của họ.
7. Mặc dù leo Núi Everest có thể không cần thêm bình dưỡng khí, nhưng mang theo một bình phòng khi khẩn cấp là điều sáng suốt. Tương tự như vậy, hãy nói với khách hàng rằng việc bảo vệ cuộc sống, tài sản và thu nhập là không bắt buộc, nhưng rất nên làm. Khách hàng phải cân nhắc cẩn thận điều gì là thứ họ trân quý trong đời và bảo đảm họ có những kế hoạch bảo vệ cần thiết.
8. Chi phí leo Núi Everest không cố định, tùy thuộc vào việc có thuê người hướng dẫn không và trong chuyến đi bao gồm những hoạt động gì. Bảo hiểm cũng giống như vậy. Chi phí thay đổi tùy vào các nhân tố như tuổi tác, thu nhập, số tiền được bảo hiểm và quyền lợi đi kèm trong hợp đồng bảo vệ của khách hàng. Tư vấn viên tài chính chuyên nghiệp sẽ giúp khách hàng so sánh các kế hoạch bảo vệ khác nhau và xác định gói bảo hiểm phù hợp nhất với nhu cầu của họ và với chi phí hợp lý nhất có thể.
9. Đôi khi trong hành trình leo lên đỉnh, người leo núi cần đánh giá và cân nhắc lại các bước tiếp theo, cũng như vạch ra lộ trình mới để lên đỉnh, nếu cần. Khách hàng cũng cần thường xuyên xem lại các kế hoạch bảo hiểm của mình. Tư vấn viên bảo hiểm sẽ giúp khách hàng đánh giá lại nhu cầu và rủi ro của họ, đồng thời gợi ý những phương án thay thế phù hợp với phạm vi bảo hiểm.
Vậy bạn còn chờ gì nữa? Hãy bắt đầu hành trình chinh phục Núi Everest của khách hàng và giúp họ lên tới đỉnh.