Để phát triển và vượt qua nghịch cảnh, phải vượt qua khó khăn. Một đứa trẻ sơ sinh khiếm thị. Một gia đình mất nhà cửa sau hỏa hoạn. Một đứa trẻ chiến đấu với căn bệnh ung thư. Những thách thức này không hề phóng đại. Điều đó dẫn đến mối quan hệ khăng khít giữa ba thành viên MDRT với các tổ chức mà mỗi tổ chức nhận được 50.000 đô la từ Khoản Tài trợ Toàn cầu của Quỹ Từ thiện MDRT. Hai thành viên nhận được trợ giúp khi bản thân gặp phải khó khăn lớn. Hành động của họ thể hiện động lực thúc đẩy họ đền đáp thông qua hoạt động tình nguyện và từ thiện.
Nguồn lực cho cộng đồng Người khiếm thị
Điều gì đó ập đến với Linda Wong Choy ngay từ lần đầu tiên cô đưa Kara, cô con gái 3 tuổi, đến học tại Resources for the Blind (RBI): Các bậc cha mẹ khác có hoàn cảnh khó khăn hơn thành viên MDRT 15 năm đến từ Manila, Philippines, nhưng họ vẫn mỉm cười và lạc quan trước những cơ hội đang chờ đón con họ.
Choy tâm sự, “Nếu họ có thể hạnh phúc, tôi cần biết làm thế nào họ có thể hạnh phúc như vậy. Tôi quyết định mình nên đóng góp nhiều hơn, và tôi có thể làm nhiều hơn cho con mình. Đó là cách tôi tham gia tổ chức với tư cách là một phụ huynh.”
Năm 1998, Kara sinh non gần ba tháng và nặng chưa đầy 1,3kg. Do các biến chứng trong quá trình phẫu thuật tim hở, bé bị suy giảm thị lực (hay còn gọi là bệnh võng mạc do sinh non) và cuối cùng là mù hoàn toàn. Choy đã hưởng lợi từ việc tham gia cộng đồng RBI và đóng góp cho tổ chức.
Nhìn thấy những bước tiến mà Kara đạt được sau khi được phục hồi chức năng, trị liệu vật lý và trị liệu ngôn ngữ ngoài trường học, Choy đã giúp đưa các dịch vụ đó đến với các gia đình RBI bằng cách khởi động chương trình Can thiệp Sớm (Early Intervention - EI). Cô gây quỹ để đăng ký cho bảy đứa trẻ tham gia trị liệu trong sáu tuần. Cô mở thêm một đợt gây quỹ khác và thu về số tiền gấp 10 lần, duy trì 6 tháng EI cho 20 trẻ em.
Suốt hơn 20 năm, Choy giúp nhà trường mở rộng nguồn lực cho các gia đình có trẻ em khiếm thị bằng cách trò chuyện với một nhóm phụ huynh trên toàn quốc về nhiều thành công của con cô dù bị khuyết tật nặng. Năm nay 23 tuổi, Kara không chỉ bị mù mà còn bị bại não và tự kỷ nhẹ; tuy nhiên, em vẫn khôn lớn, thích đọc sách, chơi dương cầm, hát, nướng bánh và ăn các món tráng miệng yêu thích của mình. Cô Choy tâm sự, “Họ thấy tôi có thể giúp đỡ và khuyến khích các bậc cha mẹ khác, giống như tôi đã được các bậc cha mẹ trước đó khuyến khích.”
Vào năm 2001, Choy đã thành lập Ban Phụ huynh Hỗ trợ Trẻ em Khiếm thị. Ngày nay, nhóm đã lớn mạnh với hơn 1.000 thành viên, thậm chí còn mở rộng thông qua các cuộc họp trực tuyến hàng tuần cho các bậc cha mẹ, ông bà ở Indonesia, Malaysia và Campuchia.
RBI sử dụng khoản tài trợ của Quỹ Từ thiện MDRT để xuất bản và phân phối tạp chí chữ nổi cho học sinh trên khắp Philippines và đào tạo cho giáo viên và phụ huynh.
ASP xây dựng một ngôi nhà mới, tiết kiệm năng lượng, và miễn phí cho chủ nhà, bằng cách cung cấp vốn ngay tức thì và giúp giảm nghèo cho nhiều thế hệ các gia đình miền Trung Appalachia.
Choy tâm sự, “Trước đây tôi chỉ nghĩ về việc có một ngôi nhà tốt hơn, một chiếc xe hơi xịn hơn và đời sống thoải mái. Có con cái tàn tật là một hành trình rất khác. Tôi hạnh phúc vì cuộc sống không phải như chúng ta dự tính mà là cách bạn tiếp nhận nó. Sức mạnh sẽ đến khi bạn biết rằng bạn không đơn độc.”
Dự án Dịch vụ Appalachia
Điều gì khiến một đứa trẻ 17 tuổi từ việc không dám đụng vào một chiếc cưa đến cuối tuần được mang danh “Người cưa”?
Hãy tham gia Dự án Dịch vụ Appalachia (ASP), chuyên sửa chữa nhà cửa cho các gia đình có thu nhập thấp, cựu chiến binh, người tàn tật và người già. Các nhóm học sinh trung học, phụ huynh và tình nguyện viên tham gia dự án đã đến miền Trung Appalachia ở Hoa Kỳ trong một tuần. Trong suốt mùa hè, các đội khác đến và làm tiếp việc còn dang dở của đội trước. David R. Wilson, CLU, đã sửa chữa hơn 20 ngôi nhà kể từ năm 1989. Năm đó anh đưa cô con gái 14 tuổi của mình cùng tham gia tình nguyện. Năm nay, thành viên MDRT 24 năm đến từ Oneonta, Alabama, Hoa Kỳ, sẽ tham gia cùng đứa cháu thứ tư của mình.
Wilson nói về các tình nguyện viên: “Bạn thấy những đứa trẻ này tiến bộ. Việc này không chỉ khiến các cháu tiến bộ hơn trong một tuần. Một tuần làm việc quần quật và trải nghiệm cách người khác sống thực sự thay đổi cuộc sống của các cháu.”
Mỗi đội thường có khoảng từ năm đến tám người, chịu trách nhiệm quyên góp 5.000 đô la để chi trả cho thực phẩm và vật liệu xây dựng. Công việc thường liên quan đến việc nâng tầng, thay mái và nâng cấp các phần khác nhau của ngôi nhà lên đúng chuẩn xây dựng.
Wilson kể: “Bạn có thể có một ngôi nhà trị giá chưa đến 5.000 đô la, nhưng phần bạn sửa chữa khiến nó như một ngôi nhà trị giá nửa triệu đô la. Mục tiêu của chúng tôi là làm cho các ngôi nhà an toàn, ấm và khô hơn.”
Wilson nhớ lại năm đầu tiên khi nhóm của anh giúp đỡ Naomi, một phụ nữ 80 tuổi sống một mình. Họ đã chống đỡ ngôi nhà, dỡ bỏ sàn nhà mục nát và bức tường phía sau, đổ bê tông làm móng và lắp các thanh giằng sàn mới. Năm ngoái, nhóm của anh đã giúp Kate và Casey, một cặp vợ chồng là nạn nhân của bạo lực gia đình, phải vật lộn để trả 400 đô la tiền thuê nhà hàng tháng và hỗ trợ cậu con trai vị thành niên tên CJ. Ngoài việc sửa nhà, nhóm của Wilson đã quyên góp được 4.000 đô la cho gia đình và mua cho họ một chiếc xe hơi. Gia đình này gọi vợ chồng Wilson là Daddy David và Momma Donna.
ASP sẽ sử dụng khoản tài trợ của Quỹ Từ thiện MDRT để xây dựng những ngôi nhà tiết kiệm năng lượng cho hai người nhận. Người thứ nhất là Beecher, cựu binh Hải quân trong Chiến tranh Việt Nam và Thủy quân lục chiến ở Philippines. Sau khi giải ngũ, ông làm việc trong một hầm mỏ, bị tàn tật và phải sống trong một chiếc xe tải với bạn bè trước khi chuyển sang một chiếc xe kéo bị cháy rụi. Người thứ hai là Tonya, một góa phụ sống trong một căn lều và sau đó là một chiếc xe kéo không có máy sưởi và điều hòa nhiệt độ kể từ khi cô mất nhà trong một đám cháy vào năm 2018.
Hiệp hội Ung thư Trẻ em
Từ việc thăm trẻ em trong bệnh viện đến phục vụ 11 năm trong ban giám đốc, từ năm 2000, Jeffrey M. Owens, AIF, đã dành rất nhiều thời gian cho Hiệp hội Ung thư Trẻ em (CCA). Anh bắt đầu tham gia sau khi con gái Melissa được chẩn đoán mắc bệnh ung thư hạch Hodgkin vào năm 1999. Khi ấy, CCA vẫn còn là tổ chức non trẻ, đã mời Melissa tham gia chương trình “lưới ước mơ” (dreamcatcher). Xe limo đã chở Melissa và mẹ đến spa để thư giãn và sau đó họ được chiêu đãi bằng một bữa sáng muộn.
“Khi ấy, chúng tôi đã quá mệt mỏi sau quá trình hóa trị và xạ trị, vì vậy chúng tôi đã xúc động khôn tả,” thành viên MDRT 32 năm đến từ Clackamas, Oregon, Hoa Kỳ cho biết. “Hóa ra ngoài kia có một tổ chức quan tâm đến chúng tôi, đó là một điều vĩ đại và chúng tôi phải đền đáp. Kể từ đó, chúng tôi tham gia ngày càng sâu hơn. ”
Khoản tài trợ của Quỹ Từ thiện MDRT sẽ hỗ trợ chương trình JoyRx của CCA, cung cấp liệu pháp âm nhạc cho trẻ em đang chiến đấu với bệnh ung thư. Owens nhớ lại, dịch vụ đó là thứ khiến một cô gái 16 tuổi cười nói, hát hò và đùa giỡn với chuyên gia trị liệu âm nhạc chỉ một tuần sau khi căn bệnh ung thư đã lấy mất chân của em. Liệu pháp đó khiến một cô bé 4 tuổi phản hồi với Hội đồng CCA về bệnh ung thư tái phát là: “Không sao đâu; ít ra nhập viện cũng vui.”
Owens nói: “Hãy dành một phút nghĩ về điều đó. Họ sẽ cho con bé uống và tiêm một đống thuốc. Hoàn toàn không vui vẻ một chút nào. Nhưng chương trình JoyRx đã biến nghịch cảnh thành niềm vui.
CCA và Owens đang mở rộng chương trình ra ngoài Oregon, đến các tiểu bang Texas và Massachusetts. Ngoài ra, họ có mục tiêu xây dựng khoản tài trợ trị giá 25 triệu đô la trong 5 năm để tài trợ cho JoyRx tại các bệnh viện trên toàn quốc.
“Gia đình nào cũng sẽ có người mắc bệnh ung thư. Đó chỉ là vấn đề thời gian,” Owens nói. Con gái của Owens đã làm việc cho CCA trong bốn năm, phát biểu nhiều lần tại các buổi gây quỹ của tổ chức và tham gia vào chương trình Chemo Pal. Tại đây, người lớn tình nguyện kết bạn với trẻ em trong thời gian điều trị để cha mẹ các cháu có thể làm việc vặt hoặc làm các việc lo cho bản thân bên ngoài bệnh viện. “Tổ chức này mang đến niềm vui cho những trẻ em bị bệnh và nghĩ về cách tiếp cận nhiều trẻ em hơn và nhiều gia đình hơn trong dài hạn.”