Người làm việc tại nước ngoài chiếm 5% tổng số lực lượng lao động trên toàn thế giới, hoặc 169 triệu người. Họ có thể là chuyên gia, lao động ngắn hạn, người di cư hoặc lao động di cư. Philippines có 10 triệu lao động hải ngoại (chiếm 10% dân số), nằm trong các quốc gia có số lao động hải ngoại nhiều nhất, tính cả lao động lâu dài, tạm thời và không phép. Trong năm trước, 2,2 triệu lao động Philippines đã ra nước ngoài tìm cơ hội làm việc tốt hơn, lương cao hơn. Họ đã gửi về gia đình ở quê nhà 31,4 tỷ đô la tiền kiều hối, chiếm 10% tổng sản phẩm quốc nội, theo ngân hàng trung ương Philippines.
Người lao động Philippines ở nước ngoài (OFW) và lao động ở nước ngoài khác đóng vai trò là nguồn vốn bên ngoài cho các quốc gia đang gặp khó khăn về kinh tế. Chính phủ Philippines còn gọi các OFW là “những anh hùng thời đại” Tuy nhiên, một vấn đề đã nổi lên giữa lúc đại dịch đó là các OFW rất dễ gặp phải rủi ro và nguy hiểm ở nước sở tại, vì theo Bộ Lao động và Việc làm, chỉ 32% người lao động có bảo hiểm. Nhiều người khác cũng không có tiền tiết kiệm hay đầu tư.
Xây dựng lòng tin
Mặc dù ở xa người thân nhiều năm, những lao động này vẫn không có khoản tiết kiệm cho bản thân và gia đình vì họ không biết làm sao và lúc nào nên bắt đầu hành trình tài chính của mình. Kier Reyes Gumanit, là thành viên MDRT 1 năm từ thành phố Butuan, Philippines. Anh biết rằng một số OFW đã từng bị lừa tiền, vì thế họ rất sợ đầu tư; một số khác lại không biết nhiều lắm về bảo hiểm. Anh tiếp cận các OFW để thấu hiểu những thách thức đang gặp và góc nhìn của họ về sản phẩm tài chính.
“Tôi phải chứng minh rằng mình không chỉ là tư vấn viên tài chính đáng tin cậy mà còn là người có thể giúp họ vượt qua khó khăn và cải thiện đời sống lâu dài.” Gumanit chia sẻ. “Khi đến gặp khách hàng, đặc biệt là các OFW, tôi luôn đặt bản thân vào vị trí của họ, phải thấu hiểu ưu tiên và nỗi sợ của họ.” Gumanit nói.
Như với tỷ giá hối đoái hiện tại đang có lợi cho những người có thu nhập ngoại tệ, lạm phát ở Philippines đang xóa sạch thu nhập mà các gia đình OFW có thể có khi họ thấy mình phải chi tiêu nhiều hơn cho nhu yếu phẩm.
“Khách hàng và khách hàng tiềm năng là OFW sợ không có khả năng tiết kiệm tiền để đóng học phí vì phải trả tiền cho các khoản chi định kỳ như lương thực, thực phẩm, tiền thế chấp, thuê nhà và hoá đơn tiện ích,” theo Gumanit. “Họ còn sợ phải quay về Philippines khi chưa tiết kiệm đủ cho hưu trí và sức khoẻ.”
Khách hàng và khách hàng tiềm năng mong rằng kế hoạch bảo hiểm sẽ giúp họ lường trước cho những khó khăn này để trả học phí cho con cái, chuẩn bị cho bệnh tật, bắt đầu kinh doanh hoặc để dành tiền cho họ từ các hợp đồng bảo hiểm với giá trị gia tăng theo thời gian khi về hưu.
Kế hoạch tài chính gia đình
Đôi lúc, các OFW cảm thấy bị giằng xé giữa việc bảo đảm tương lai cho bản thân và người thân yêu.
“Tôi có một khách hàng muốn mua hai sản phẩm, một cho cô ấy và kế hoạch giáo dục cho con cái. Tuy nhiên, cô ấy chỉ có thể mua một trong hai vì không có đủ tiền. Tôi đã tư vấn rằng cô ấy cần bảo vệ bản thân để chăm sóc con cái tốt hơn, đồng thời giải thích cách cô có thể tiết kiệm cho kế hoạch tiếp theo và cho khoản chi phí khẩn cấp. Sáu tháng sau, chúng tôi đã có thể bán kế hoạch giáo dục cho con của cô ấy.”
Gumanit thực hiện thêm một bước để giới thiệu về bảo hiểm và về bản thân anh ấy bằng cách chia sẻ bằng cấp, hồ sơ theo dõi, cập nhật thị trường và hiểu biết sâu sắc của anh ấy.
“Tôi nhắn tin và hỏi thăm họ thường xuyên để giúp đỡ khi có câu hỏi về hợp đồng hay thậm chí câu hỏi tài chính như lập ngân sách và tiết kiệm.” Anh chia sẻ.
Anh cũng chứng minh rằng bảo hiểm mang lại lợi ích khi sống, chứ không chỉ lúc qua đời.
“Tôi muốn họ nhận thức được mình có các quyền lợi nằm viện, phần thưởng, tiền thưởng, tiền hoàn lại và điều khoản bổ sung mà họ có thể được hưởng khi còn sống.”
Gumanit giúp khách hàng trong các vấn đề nhỏ nhặt, nhờ đó mà anh hiểu họ rõ hơn.
Anh chia sẻ: “Tôi đón họ ở sân bay sau khi trở về hoặc chở đi dạo phố. Chúng tôi không hề bàn luận về bảo hiểm, tài chính vì cả hai đã hiểu nhau. Chúng tôi chỉ tâm sự về cuộc sống. Khi sẵn sàng, họ sẽ cho tôi biết.”
Sau khi đơn đăng ký bảo hiểm của họ được chấp thuận, anh cảm thấy mãn nguyện khi nhìn thấy sự an tâm trên khuôn mặt của khách hàng. Họ biết thành quả lao động của mình sẽ mang lại niềm vui lâu dài cho mình và người thân yêu.
“Là tư vấn viên tài chính, chúng tôi có thể cung cấp dịch vụ xuất sắc và nhân ái cho OFW và khách hàng khác đang làm việc ở nước ngoài nhằm giúp họ đưa ra quyết định bảo hiểm và đầu tư sáng suốt để có thể thay đổi cuộc sống bản thân và gia đình họ,” Gumanit cho biết.
Antonette Reyes là người sáng tạo nội dung cho Team Lewis, đơn vị truyền thông hỗ trợ MDRT phát triển nội dung cho thị trường Châu Á - Thái Bình Dương. Liên hệ mdrteditorial@teamlewis.com.
THÔNG TIN LIÊN HỆ: Kier Gumanit plukkiergumanit@gmail.com